Bệnh thấp khớp có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đến khớp. Bệnh thấp khớp thường bắt đầu ở độ tuổi trung niên và thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này nhé.
Bệnh thấp khớp là gì?
Bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis), còn được gọi với tên khác là bệnh phong thấp, là căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm). Nguyên nhân chính của bệnh là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra, thường đi kèm với các đặc điểm đa hệ khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp
Bệnh thấp khớp có thể đi kèm với các bệnh như viêm khớp dạng thấp, gút, viêm mạch, lupus, xơ cứng bì, hội chứng Sjogren, viêm khớp nhiễm trùng… Bệnh nhân mắc phải bệnh này có thể do các nguyên nhân chính như sau:
- Thừa cân: Bệnh nhân có tình trạng quá cân sẽ rất dễ mắc bệnh, vì khớp phải chịu áp lực quá lớn từ phần cân nặng mất cân đối đó.
- Công việc: Những ai thường mang vác vật nặng, làm việc sai tư thế, thường xuyên tiếp xúc acetone, thuốc trừ sâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với người bình thường khác.
- Chế độ ăn uống: Thiếu nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là thiếu canxi khiến xương trở nên yếu ớt, từ đó dễ mắc phải căn bệnh này.
- Độ tuổi: Người ở độ tuổi trung niên thường do tốc độ lão hóa nhanh nên dễ mắc bệnh viêm khớp hơn người trẻ.
- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Theo thống kê của nhiều quốc gia cho thấy, người hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh cao gấp 30% người thường.
Cách điều trị bệnh thấp khớp
Để cải thiện và điều trị dứt điểm bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm: Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), Corticosteroid, Thuốc DMARD (thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh), Anti-cytokine (chống phân bào)…
Phụ nữ thường bị bệnh đa viêm khớp ở bàn tay và ở đầu gối, và hầu hết thường được cải thiện bằng thuốc chống viêm và các loại thuốc có corticoid. Ở nam giới, hiện tượng đau khớp có thể xảy ra ở tay, đầu gối, cổ chân và ở cả cột sống, và cải thiện bằng các thuốc chống viêm, dầu xoa bóp ngâm nước có những tính chất nhất định.
Trường hợp bệnh nặng, có khả năng bị tàn tật do khớp đã bị hủy hoại nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cần phải mổ để thay thế bằng các khớp nhân tạo (khớp háng, khớp đầu gối).
Thấp khớp là căn bệnh không thể hoàn toàn tránh được nếu như độ tuổi gia tăng. Tuy nhiên, chúng ta nhưng có thể giảm được tình trạng của bệnh hoặc có thể kéo dài sự xuất hiện của bệnh. Ngoài ra, bạn có thể duy trì lối sống lành mạnh, tích cực để phòng tránh căn bệnh này:
- Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin nhất là canxi trong thực đơn hàng ngày.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể để có thể duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương.
- Vận động thường xuyên nhưng tránh tình trạng quá sức.
- Khám sức khỏe thường xuyên.
Xem thêm: điều trị các tình trạng thoái hóa khớp